Thursday, August 1, 2019

ISO 14001:2015 – Tiêu chuẩn mới, lợi ích mới

ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường đã giúp hàng nghìn Tổ chức/doanh nghiệp cải thiện về vấn đề môi trường, phát triển bền vững và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trải qua 2 lần cải tiến, hiện ISO 14001:2015 là phiên bản mới của Tiêu chuẩn này được xây dựng để phù hợp với bối cảnh thị trường kinh doanh ngày nay. 

Với phiên bản mới 2015, ISO 14001 được soạn thảo một cách chi tiết và giải thích rõ ràng hơn. Điều này có nghĩa doanh nghiệp có thể áp dụng các yêu cầu phù hợp với mình để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. 

Một trong những thay đổi lớn của ISO 14001 là đưa hệ thống quản lý môi trường và cải tiến thường xuyên làm trọng tâm của tổ chức. Điều này đem lại cơ hội cho các tổ chức sắp xếp định hướng chiến lược của họ phù hợp với hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, Tiêu chuẩn còn tập trung vào việc cải tiến kết quả hoạt động môi trường. Các tổ chức cần áp dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường và cải tiến các hoạt động môi trường. 

ISO 14001:2015 - Tiêu chuẩn mới đem lại nhiều lợi ích
ISO 14001:2015 - Tiêu chuẩn mới đem lại nhiều lợi ích
Vậy, thay đổi như thế doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì? 
  • ISO 14001:2015 cải tiến kết quả hoạt động môi trường nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu chất thải và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 
  • Cải tiến việc quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường tìm kiếm cơ hội để đảm bảo việc cải tiến được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống 
  • Cải tiến quản lý vòng đời sản phẩm giúp xác định các cải tiến sản phẩm cụ thể. 
  • Tuân thủ theo luật pháp, giảm thiểu rủi ro về xử phạt hay thông tin công bố về môi trường gây bất lợi cho doanh nghiệp 
  • Cải tiến trách nhiệm doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng 
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường 
  • Thúc đẩy và khuyến khích nhân viên thông qua quản lý quá trình hiệu quả hơn
ICB có dịch vụ trọn gói hỗ trợ DN chứng nhận HTQL môi trường ISO 14001:2015. Làm việc trực tiếp, miễn qua trung gian môi giới và các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

So sánh OHSAS 18001 và ISO 45001

Về tổng quan, OSHSAS 18001 có khá nhiều điểm khác biệt so với ISO 45001. Nhưng sự thay đổi mấu chốt đó là OHSAS 18001 tập trung vào quản lý các mối nguy hại về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các vấn đề nội bộ khác. Còn ISO 45001 lại tập trung vào sự tương tác giữa tổ chức và môi trường kinh doanh. Ngoài ra, hai tiêu chuẩn này cũng được phân biệt theo nhiều cách khác nhau:

OHSAS 18001
ISO 45001
Dựa trên quy trình/thủ tục
Dựa trên quá trình
Không tập trung vào tất cả các điều khoản
Tập trung vào tất cả các điều khoản
Chỉ đề cập tới rủi ro
Xem xét cả rủi ro và cơ hội
Không bao gồm quan điểm của các bên liên quan
Bao gồm quan điểm của các bên liên quan

Những điểm khác biệt trên cho thấy các tổ chức/doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn về vấn đề an toàn lap động và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ, công nhân viên. Mặc dù hai tiêu chuẩn này khác nhau trong cách tiếp cận, nhưng từ nền tảng là có hệ thống quản lý xây dựng theo OHSAS 18001 doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn khi chuyển đổi sang ISO 45001.
OHSAS 18001 và ISO 45001 có nhiều khác biệt
Chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001 như thế nào?
Khi chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, các doanh nghiệp cần phải “chuẩn bị nền tảng” bằng việc thực hiện các trình tự công việc như sau:

Bước 1: Tiến hành phân tích về các bên liên quan (ví dụ, những cá nhân hoặc tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức) cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của tổ chức bạn, sau đó tự xem xét những rủi ro này có thể được kiểm soát thông qua hệ thống quản lý của tổ chức hay không.

Bước 2: Thiết lập phạm vi của hệ thống, xem xét hệ thống quản lý của bạn để đạt được các thiết lập đã nêu ra.

Bước 3: Sử dụng thông tin này để thiết lập các qúa trình của tổ chức, đánh giá các rủi ro và quan trọng nhất là để thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) cho các qúa trình.

Khi doanh nghiệp bạn đã điều chỉnh tất cả dữ liệu cho các công cụ của OHSAS 18001, doanh nghiệp có thể sử dụng lại hầu hết những gì đã có trong hệ thống quản lý mới của mình. Vì vậy, mặc dù cách tiếp cận là khá khác nhau, nhưng các công cụ cơ bản là như nhau.

ICB có dịch vụ trọn gói hỗ trợ DN chứng nhận/chuyển đổi phiên bản OHSAS 18001 và ISO 45001. Làm việc trực tiếp, miễn qua trung gian môi giới và các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.