Showing posts with label Chứng nhận hợp quy phân bón. Show all posts
Showing posts with label Chứng nhận hợp quy phân bón. Show all posts

Wednesday, July 10, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN theo nghị định 108/2017/NĐ-CP

Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa phân bón ra lưu hành trên thị trường, được quy định cụ thể tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Chứng nhận hợp quy phân bón là gì?

Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón thì tất cả các loại phân bón trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm phân bón phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Chứng nhận hợp quy phân bón theo nghị định 108/2017/NĐ-CP
Chứng nhận hợp quy phân bón theo nghị định 108/2017/NĐ-CP

Đối tượng áp dụng

Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất phân bón tại Việt Nam thì phải có chứng nhận hợp quy phân bón cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Như vậy, hợp quy phân bón áp dụng bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sản phẩm phân bón tại Việt Nam.

Điều kiện để được chứng nhận hợp quy phân bón

  • Sản phẩm phân bón phải được Công bố lưu hành
  • Doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất phân bón

Các loại phân bón phải chứng nhận hợp quy

  • Các loại phân bón đơn (đạm, lân, kali)
  • Các loại phân bón phức hợp (DAP, APP, nitro phosphat, MAP, kali nitrat, kali dihydrophosphat, MKP)
  • Các loại phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK có/không bổ sung trung lượng, vi lượng)
  • Các loại phân khoáng hữu cơ (là các loại phân bón đơn/phức hợp/hỗn hợp có bổ sung chất hữu cơ)
  • Các loại phân khoáng sinh học (là các loại phân bón đơn/phức hợp/hỗn hợp có bổ sung tối thiểu 01 chất sinh học)

Chứng nhận hợp quy phân bón đem lại lợi ích gì?

  • Giúp doanh nghiệp hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất phân bón và hệ thống quản lý chất lượng phân bón
  • Nâng cao và duy trì chất lượng sản phẩm phân bón theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận
  • Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc thu hồi sản phẩm phân bón không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
  • Là bằng chứng tin cậy chứng minh chất lượng sản phẩm phân bón cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
  • Tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do được bên thứ ba là các tổ chức chứng nhận đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm

Quy trình đánh giá chứng nhận Hợp quy phân bón

Bước 1: Đăng kí chứng nhận
ICB tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy phân bón của khách hàng

Bước 2: Đánh giá chứng nhận hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất
Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực không thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận
ICB sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì khách hàng sẽ được ICB cấp giấy chứng nhận Hợp quy phân bón.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
Giấy chứng nhận Hợp quy phân bón sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định.

Công bố Hợp quy phân bón

Sau khi nhận được giấy chứng nhận Hợp quy phân bón, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp trên địa bàn đăng ký kinh doanh nếu là phân bón hữu cơ, nộp tại Sở Công thương nếu là phân bón vô cơ bón rễ.

Về hồ sơ và quy trình chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ cũng tương tự như nhau. Cụ thể, một bộ hồ sơ công bố hợp quy phân bón gồm có những thành phần chính sau:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận chỉ định cấp
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).

Hỗ trợ khách hàng sau chứng nhận


Với phương châm “Chăm sóc trước khi mua không bằng chăm sóc sau khi bán”, ICB không chỉ hỗ trợ khách hàng trong quá trình đánh giá chứng nhận mà kể cả khi khách hàng đã làm xong chứng nhận tại ICB mà gặp bất cứ khó khăn gì thì chúng tôi vẫn sẽ luôn nhiệt tình giúp đỡ khách hàng với những chính sách hỗ trợ tốt nhất

  • Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý có liên quan đến chứng nhận của khách hàng
  • Hỗ trợ về giá cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ của ICB
  • Hỗ trợ chứng nhận chuyển đổi miễn phí bộ tiêu chuẩn/quy chuẩn mới (nếu có)
  • Hỗ trợ miễn phí quảng bá hình ảnh công ty trên website chungnhanquocte.vn
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác có tại ICB
ICB có dịch vụ trọn gói hỗ trợ DN chứng nhận hợp quy phân bón. Làm việc trực tiếp, miễn qua trung gian môi giới và các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

Vui lòng liên hệ trực tiếp (gặp Đức) 0936158013 hoặc 0946539889 để được hỗ trợ 24/7.

Hoặc liên hệ qua zalo: 0936158013 - Email: ducpham.icb@gmail.com